Coteccons là nhà thầu xây dựng tư nhân dẫn đầu thị trường xây dựng Việt Nam, tuy nhiên báo cáo tài chính CTD quý 1 năm 2022 cũng chưa thực sự khả quan so với cùng kỳ. Kustocem và The8th là cổ đông lớn với tỷ lệ cổ phần tương ứng là 17,6% và 10,4%. Công ty đã trúng thầu và triển khai nhiều hợp đồng D&B và EPC được ký kết với các chủ đầu tư trong và ngoài nước. CTD cũng xác định sẽ phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có thế mạnh là xây lắp, ngoài ra CTD tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh Bất động sản - trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của lĩnh vực quản lý và thi công xây dựng vốn có.

Kết quả hoạt động kinh doanh của CTD quý I năm 2022 


  • Doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đều giảm mạnh so với cùng kỳ 2021, đạt lần lượt 1.912 tỷ và 1.845 tỷ đồng, giảm 25,5% và 24,6%. Biên lợi nhuận gộp chỉ còn ở mức 3,5% so với mức 4,7% trong quý I năm 2021.

  • Doanh thu tài chính tăng nhẹ lên mức 75 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng tăng mạnh lên mức 11 tỷ đồng. 

  • Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 26,7% đạt mức 88 tỷ đồng so với cùng kỳ.

  • Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế đều giảm lần lượt là 41,9% và 43,5% ở mức 36 tỷ đồng và 39 tỷ đồng.

 

=> Xem thêm: Bắt đáy cổ phiếu và tổng hợp các phương pháp bắt đáy hiệu quả 


Đánh giá của Take Profit về cổ phiếu CTD

Năm 2022, CTD đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 15.010 tỷ đồng và 20 tỷ đồng (lần lượt tăng 65% và giảm 17% so với 2021). Chúng tôi đánh giá đây là kế hoạch rất thận trọng do Ban lãnh đạo lo ngại về chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao. 

Năm 2022 là một năm chúng tôi đánh giá là có triển vọng đối với CTD khi thị trường xây dựng dân dụng khởi sắc có ảnh hưởng tích cực trực tiếp tới CTD, thế hiện qua giá trị hợp đồng ký mới trong Q1/2022 đạt 10.000 tỷ đồng, sau khi Chính phủ dần nới lỏng chính sách chống dịch. Ngoài ra, Backlog chuyển sang 2022 ở mức 27,7 nghìn tỷ là tín hiệu tích cực cho thấy CTD đang dần trở lại quy mô vận hành trước tái cấu trúc và dịch Covid - Chúng tôi đánh giá thời kỳ khó khăn nhất đối với CTD đã qua đi. 

Tình hình tài chính của CTD hiện nay cũng khá an toàn khi nắm giữ khoảng 3.300 tỷ đồng tiền mặt, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tại cuối năm 2021. Một điểm đặc biệt hơn là giá cổ phiếu của CTD hiện tại rất thấp, thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách khi chỉ số P/B hiện tại chỉ rơi vào khoảng 0,5x và chỉ nhỉnh hơn giá trị tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn. 

Điều này cho thấy định giá CTD hiện này được coi là khá rẻ, nếu nhìn về vị thế của CTD và những tiềm năng hồi phục của ngành xây dựng trong thời gian tới, cùng với những hợp đồng mới ký rất lớn của CTD thì hoàn toàn có thể trông chờ vào sự bật lên của cổ phiếu này sắp tới. 


=> Tham khảo: Phân tích cổ phiếu REE - Động lực tăng trưởng và triển vọng trong năm 2022