CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) là doanh nghiệp nổi bật và có vị thế hàng đầu trong ngành hoá chất. Năm 2023 là 1 giai đoạn khó khăn với các DN ngành hoá chất, liệu kết quả hoạt động kinh doanh của DGC sẽ thế nào, doanh nghiệp sẽ còn những tiềm năng gì để bứt phá trong thời gian tới? Mời anh/chị cùng TechProfit cập nhật báo cáo tài chính DGC quý 4/2023.

Kết quả hoạt động kinh doanh của DGC

  • Doanh thu của DGC ghi nhận 2.388 tỷ đồng trong quý 4/2023, giảm 23% so với mức nền cao cùng kỳ năm trước. Luỹ kế cả năm 2024, doanh thu đạt 9.748 tỷ đồng, giảm 32,5% so với năm 2022 do sản lượng tiêu thụ và giá bán 1 số mặt hàng đều giảm do thị trường trong nước và thế giới giảm. Cụ thể, doanh thu Phốt pho vàng và H3PO4 giảm 38%, WPA và phân bón các loại doanh thu lần lượt giảm 28% và 12%
  • Bên cạnh doanh thu, giá vốn cũng giảm mạnh do doanh nghiệp tiết giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào (quặng apatit, than,...), điện năng, dẫn đến giảm giá thành phẩm.

  • Tổng Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 20% YoY. Nhiều năm liên tiếp DGC giữ tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu thuần ở mức 4-6%, khá thấp so với trung bình ngành, cho thấy doanh nghiệp có chiến lược tối ưu hóa chi phí hoạt động tốt, giúp bảo vệ lợi nhuận.
  • Doanh thu tài chính của DGC trong quý 4 lên tới 194 tỷ đồng tỷ đồng trong quý, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi có kỳ hạn, do doanh nghiệp đang có lượng tiền và tương đương tiền rất lớn, giúp lợi nhuận tài chính đạt 159 tỷ đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế của DGC đạt 720 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm, tổng lợi nhuận sau thuế là 3.109 tỷ đồng (-44% YoY). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của DGC trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn và suy giảm so với mức nền cao cùng 2022.

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Tech Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi 

Bảng cân đối kế toán của DGC

Tổng tài sản

  • Với lượng tiền và gửi ngân hàng hơn 10.400 tỷ đồng tích lũy được sau nhiều năm kinh doanh thuận lợi, DGC đang có Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản ở mức rất cao là là 67,15%. Việc giữ lượng tiền lớn không chỉ giúp đem lại doanh thu từ lãi tiền gửi lớn, mà còn là điểm tựa cho DGC trong việc dễ dàng đón đầu các cơ hội đầu tư, mua bán sáp nhập và phát triển các dự án mới trong tương lai.
  • Cơ cấu tổng tài sản của DGC nhìn chung không có sự biến động nhiều so với các quý trước, các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn khác là tài sản cố định, hàng tồn kho, khoản phải thu.

Tổng nguồn vốn: Tỷ lệ vay nợ thấp

  • Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng tài sản là 22%, trong đó nợ vay (chủ yếu là nợ ngắn hạn) chỉ chiếm 8,6%, tăng nhẹ so với quý trước cho thấy DGC có cơ cấu nợ khá an toàn.
  • Ngoài ra, Chi phí nhập khẩu bằng USD thấp (chỉ chiếm khoảng 30% giá vốn hàng bán) nên doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá USD/VND tăng cao.
  • Đánh giá chung, DGC có cơ cấu tài chính khá an toàn và lành mạnh.

Triển vọng của DGC

  • Hưởng lợi từ nhu cầu chất bán dẫn: Phốt pho vàng, Acid Phosphoric là nguyên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn. Ngành bán dẫn đã có tín hiệu phục hồi khi doanh thu bán dẫn và khuôn chip đang cải thiện từ mức đáy cuối Q1/2023. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại bán dẫn thế giới, ngành bán dẫn toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 11,8% trong năm 2024, từ đó tác động giúp nhu cầu và giá phospho tăng cao. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất chip và pin xe điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang quan tâm tới sản phẩm Phốt pho nhằm giảm sự phụ thuộc và nguồn cung Trung Quốc. Ban lãnh đạo Hóa chất Đức Giang mới đây đã cho biết, đến cuối năm 2024, nhu cầu photpho của Việt Nam sẽ tăng đột biến khi các nhà máy sản xuất pin và chip mới ở Đông Á và Bắc Mỹ đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc.
  • Nâng cao tỷ lệ tự chủ nguồn cung: Với 2 dự án khai thác quặng Apatit tại Khai trường 25 và Khai trường 19b, DGC hiện đã tự chủ 70% – 80% nguyên liệu quặng apatit, qua đó giúp giảm thiểu 20% – 30% chi phí từ việc đi mua ngoài. DGC cũng đã phát triển công nghệ sử dụng quặng bột và than bột cũng như hỗn hợp quặng apatit loại I và loại II trong sản xuất P4, rẻ hơn nhiều so với quặng loại I, quặng viên và viên than cốc
  • Nâng công suất phốt pho và mở rộng sang mảng pin lithium: Những thương vụ mua bán sát nhập kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi thế cho DGC. Sau khi mua lại CTCP Phosphor 6, DGC nâng công suất phốt pho thêm 9.800 tấn/năm (+16,3%). Còn với thương vụ mua lại TSB, DGC cũng đang mở rộng sang sản xuất pin lithium – phục vụ ngành công nghiệp xe điện đầy tiềm năng.
  • Các dự án lớn là động lực trong dài hạn: Hiện tại, 60% nguồn cung xút của Việt Nam là từ thị trường nhập khẩu cho thấy ngành Xút tại Việt Nam có nhiều dư địa phát triển với nhu cầu trong nước còn rất lớn. Xút và nhựa PVC là hai sản phẩm chính của dự án Đức Giang – Nghi Sơn. Sau khi đi vào hoạt động (2024 - 2025), nhà máy Đức Giang - Nghi Sơn có thể sản xuất khoảng 150.000 tấn Xút/năm, đưa DGC trở thành nhà cung cấp Xút lớn nhất Việt Nam. Ước tính doanh thu từ nhà máy sẽ giúp DGC tăng thêm 10% doanh thu/năm. Đây sẽ là câu chuyện theo dõi trong dài hạn.

DGC đang triển khai dự án khai thác quặng bô xít, chế biến bô xít thành alumin (giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trong 2025-2026) và chế biến alumin thành nhôm (giai đoạn 3) tại tỉnh Đắk Nông. Theo ban lãnh đạo DGC cho biết, dự án Khu liên hợp Nhôm – Đắk Nông có quy mô khai thác khoảng 14,4 triệu tấn quặng bô xít/năm và 3 nhà máy tuyển quặng công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm, với giá Al2O3 hiện tại, giai đoạn đầu của dự án có thể tạo ra doanh thu ngang bằng với mảng kinh doanh photpho hiện tại của DGC – 430 triệu USD.

 

=> Xem thêm Stock Show #14: Chiến lược giao dịch thị trường chứng khoán 2024 - Đột phá với mức lợi nhuận tối đa