Cập nhật nhanh báo cáo tài chính TCB quý 4 năm 2023, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam với Tổng tài sản 850 nghìn tỷ đồng. Techcombank nổi bật với hoạt động cho vay các lĩnh vực liên quan tới bất động sản, và là ngân hàng có tỷ lệ CASA thuộc top đầu. Hãy cùng TechProfit cập nhật kết quả hoạt động kinh doanh quý 4/2023 của Techcombank.

Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB

Thu nhập lãi thuần và thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt

  • Thu nhập lãi thuần của TCB trong quý 4/2023 đạt 7.597 tỷ đồng, tăng 11,4% với cùng kỳ và là mức cao nhất trong năm (+4,47% QoQ). Bên cạnh thu nhập lãi tăng cao, việc lãi suất huy động đã giảm đáng kể và tỷ lệ CASA phục hồi mạnh mẽ giúp chi phí huy động giảm đáng kể trong quý là yếu tố giúp thu nhập lãi thuần của TCB phục hồi tích cực.

  • Theo đại diện Techcombank, 3 tháng cuối năm 2023 là giai đoạn mà ngân hàng này bứt tốc mạnh mẽ. Bên cạnh mảng tín dụng, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng tăng đều qua các quý kể từ đầu năm, đạt 2.496 tỷ đồng. Các mảng trọng yếu khác của TCB như thẻ, ngoại hối, chứng khoán đầu tư, bảo hiểm cũng tăng trưởng tốt, góp phần giúp tổng thu nhập hoạt động của TCB tăng lên mức ấn tượng, đạt 11.107 tỷ đồng (+16,8% YoY, +5,7% QoQ).

Biên lãi thuần NIM phục hồi nhẹ

Chi phí sử dụng vốn (COF) TTM của TCB có xu hướng tăng dần từ quý 3/2022 và đạt mức 4,38% trong quý 3/2023 do ngân hàng huy động một lượng vốn lớn trong giai đoạn Q1/2023 khi lãi suất vẫn còn cao. Điều này khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) TTM của TCB đã chịu áp lực suy giảm đáng kể trong giai đoạn vừa rồi. Tuy vậy, với việc lãi suất huy động liên tục giảm về mức thấp, cùng với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng lên mức ấn tượng (39,9%) đã giúp giảm chi phí lãi, qua đó tác động giúp NIM (TTM) quý 4 của TCB phục hồi nhẹ lên mức 4,06%.

Chi phí dự phòng rủi ro tăng cao ảnh hưởng tới lợi nhuận

Chi phí hoạt động của TCB quý 4/2023 ghi nhận 3.610 tỷ, gần tương đương với quý 3 liền trước và cao hơn so với 2 quý đầu năm nay. Nhờ thu nhập hoạt đông tăng cao, tỷ lệ CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) đã giảm mạnh về mức 33,08% từ mức 35,4%.

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) là 7.407 tỷ đồng, tăng mạnh so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên trong quý, chi phí DPRRTD cũng TCB cũng ở mức rất cao so với các quý trước đó là 1.634 tỷ đồng, tăng 72% so với quý trước đó trong bối cảnh nợ xấu vẫn là vấn đề "nhức nhối" chung của toàn ngành ngân hàng giai đoạn này.

- Sau khi từ thuế và các chi phí, lợi nhuận sau thuế của TCB trong quý 3/2023 đạt hơn 4.439 tỷ đồng. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của TCB trong quý 4 đã có sự phục hồi với những kết quả tích cực.

 

=> Đăng ký tài khoản của TechProfit ngay hôm nay để nhận ưu đãi sử dụng 15 ngày Miễn Phí bộ công cụ hỗ trợ đầu tư. Đăng ký tại: https://techprofit.vn/signup

Chất lượng tài sản của TCB

CASA đạt mức ấn tượng

Tiền gửi không kỳ hạn của TCB tăng trong 4 quý liên tiếp, đạt hơn 172,7 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ và 31,9% so với quý 3, giúp tỷ lệ CASA cải thiện lên mức ấn tượng 39,9%, cao nhất hệ thống ngân hàng thương mại. Mức tăng trưởng cho thấy năng lực ngân hàng giao dịch hàng đầu của TCB, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch trên các kênh số (+41% so với cùng kỳ lên 2,2 tỷ giao dịch, tương đương 13% thị phần giao dịch NAPAS) và lượng truy cập ứng dụng mỗi tháng dẫn đầu toàn cầu (hơn 50 lượt/ khách hàng active).

Tiền gửi có kỳ hạn tại quý 4/2023 ghi nhận 273,2 nghìn tỷ đồng và tương đối ổn định theo quý, do lợi suất bắt đầu ít hấp dẫn hơn khi so sánh với với tỷ suất đầu tư và tiềm năng của thị trường bất động sản, trái phiếu và thị trường chứng khoán.

Nỗ lực kiểm soát nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của TCB đã giảm xuống 1,16% so với mức cao 1,36% của quý 3 trước đó. Tỷ lệ nợ xấu của cả danh mục dư nợ cho vay và trái phiếu là 1,12%. Nợ xấu của TCB quý 4 ghi nhận 6.004 tỷ, giảm 8% so với quý 2. Trong đó, nợ xấu có khả năng mất vốn giảm xuống mức 1.859 tỷ đồng. Nhìn chung, nợ xấu tiềm ẩn của TCB chủ yếu tới từ 2 yếu tố chính: cho vay bất động sản & ngành liên quan và trái phiếu doanh nghiệp.

- Trong quý 4, TCB cũng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên 1.600 tỷ đồng, gần gấp đôi so với quý 3, góp phần giúp tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) đạt 102,15% vào cuối năm.

Chất lượng tín dụng và tác động từ thị trường bất động sản

Tổng dư nợ cho vay của TCB tính tới thời điểm 31/12/2023 là 518,6 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản lên tới 178,6 nghìn tỷ đồng (chiếm tới 34,5%). Bên cạnh đó, ngân hàng còn nhiều khoản cho vay khác liên quan tới bất động sản như xây dựng, vay mua nhà,...Có thể thấy, rủi ro tín dụng của TCB tập trung rất lớn vào nhóm ngành này.

Trong năm 2023, thị trường bất động sản vẫn là một bức tranh khá ảm đạm khi nhu cầu trên thị trường ở mức thấp, các doanh nghiệp trong ngành gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã sự hỗ trợ về mặt pháp lý, chính sách, cùng với một số tín hiệu tích cực từ phân khúc nhà ở tầm trung, chung cư vào cuối 2023, nhưng diễn biến của thị trường bất động sản trong năm 2024 tới vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi nếu nhà đầu tư dành sự quan tâm cho TCB.

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Tech Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi