Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Xây dựng; Kinh doanh thuỷ điện; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư và Kinh doanh bất động sản, vừa là nhà thầu vừa là đơn vị trực tiếp thi công. Doanh nghiệp nằm trong top 4 nhà thầu xây dựng uy tín nhất Việt Nam, với việc tham gia nhiều dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Trong bối cảnh chung ngành đầu tư công được hưởng lợi khi Chính phủ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, hãy cùng điểm qua cập nhật báo cáo tài chính VCG quý I năm 2023.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VCG

  • Doanh thu thuần của VCG trong quý I/2023 đạt 1.965,1 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động xây lắp chiếm tới 70% tỷ trọng doanh thu, đạt 1.377,8 tỷ đồng, tăng 54% so với quý I/2022. Lợi nhuận gộp đạt 315 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện từ 12% lên 16%
  • Doanh thu tài chính của VCG đạt 93 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 736,5 tỷ khi doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi do mua rẻ công ty con trong quý I/2022. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp là 87 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp ghi nhận khoản hoàn nhập trích lập khoản phải thu khó đòi, khiến khoản mục chi phí này ở mức dương 108 tỷ. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế quý I/2023 chỉ đạt 16,1 tỷ, giảm mạnh 97,9% so với cùng kỳ.

 

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi 

Bảng cân đối kế toán VCG 

  • Quy mô và cơ cấu tổng tài sản của VCG không có biến động quá nhiều so với thời điểm 31/12/2022, tăng nhẹ lên mức 32.474 tỷ đồng. Phải thu khách hàng và hàng tồn kho vẫn là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu với lần lượt 28,3% và 22,4% tổng tài sản. Bên cạnh đó, khoản mục xây dựng cơ bản dở dang cũng đạt 6.764 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng tài sản, chủ yếu với dự án Khu đô thị Cái Giá Cát Bà được khởi công từ quý I/2022.
  • Tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản vẫn giữ ở mức khá an toàn là 9,6%. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của VCG khá lành mạnh và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cơ cấu nguồn vốn của VCG cũng không có biến động nhiều so với đầu kỳ. Tỷ lệ Nợ vay/Tổng tài sản là 42,2%. Trong quý 2/2022, doanh nghiệp đã tiến hành tăng vốn và tăng nợ vay dài hạn để tài trợ cho dự án Cái Giá Cát Bà. Việc giữ tỷ lệ này ở mức cao trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay cũng là tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Triển vọng năm 2023 của VCG

  • VCG sẽ là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn với bối cảnh Chính phủ quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023. Năm 2022, tổng giá trị trúng thầu của VCG đã đạt mức 10.000 tỷ đồng, doanh nghiệp hiện cũng đang thực hiện hàng loạt các dự án như cao tốc Bắc Nam phía Đông, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Dự án bệnh viện K Trung ương, Tổ hợp lọc hoá dầu Long Sơn - Vũng Tàu,.. sẽ giúp tạo động lực tăng trưởng lớn trong năm nay.

 

=> Xem thêm: Chứng khoán hôm nay 05/05 | Thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro - Chiến lược giao dịch tuần tới