Một trong số những chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mà các nhà đầu tư nên biết đó là chỉ số S&P. Xét về tính đại diện cho thị trường cũng như mức độ quan tâm của nhà đầu tư thì chỉ số S&P 500 chỉ xếp sau chỉ số Dow Jones Index. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 sở hữu những đặc điểm nổi trội hơn đồng thời giải quyết được một vài điểm hạn chế của Dow Jones nên gần đây các nhà đầu tư đã dành sự chú ý nhiều hơn cho quỹ chỉ số S&P 500, coi nó là đại diện cho chứng khoán Mỹ. Vậy chỉ số S&P 500 là gì? Quỹ chỉ số S&P 500 là gì? Cùng tìm hiểu về chỉ số đặc biệt này cũng như những kiến thức quan trọng xoay quanh nó ngay sau đây!
Chỉ số S&P 500 là gì?
Tên đầy đủ của S&P 500 là Standard & Poor’s 500 Stock Index. Ngày 4/3/1957, Standard & Poor’s, một công ty xếp hạng về tín dụng uy tín hàng đầu trên Thế giới đã cho ra mắt chỉ số này. Đến năm 1966, chỉ số này được mua lại bởi tập đoàn McGraw-Hill Cos. S&P 500 à gì? Câu trả lời sẽ có trong phần khái niệm S&P 500 là gì dưới đây.
Khái niệm S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 được hiểu là một chỉ số được tính toán dựa vào giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty được niêm yết công khai trên 2 sàn chứng khoán là New York và Nasdaq.
Quỹ chỉ số S&P 500 là gì?
Quỹ chỉ số S&P 500 là một loại quỹ tương hỗ hay ETF - quỹ giao dịch trao đổi với danh mục đầu tư được xây dựng lên để theo dõi hoặc để khớp với các thành phần của thị trường tài chính.
Thay vì đầu tư vào từng cổ phiếu lẻ trong chỉ số, nhà đầu tư có thể đầu tư cho toàn bộ công ty của chỉ số chỉ với mức chi phí thấp thông qua quỹ chỉ số này.
Tiêu chí đánh giá các công ty thành phần của chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 bao gồm 500 công ty thành phần, các công ty này được một Ủy ban gồm các nhà kinh tế, nhà phân tích của Standard & Poor’s lựa chọn. Ủy ban này sẽ xây dựng hệ thống các tiêu chí lựa chọn từ đó xem xét và đánh giá các công ty. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng và nổi bật nhất để đánh giá các công ty thành phần của chỉ số S&P 500:
Có giá trị vốn hóa thị trường từ 4 tỷ đô la Mỹ trở lên.
Xét về tính thanh khoản, tỷ lệ đồng đô la được thực hiện giao dịch trên giá trị vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi theo quy định phải lớn hơn 1.
Trên 50% tổng số cổ phiếu do công ty phát hành phải được lưu hành trên thị trường, và được nắm giữ bởi công chúng.
Các công ty cần thuộc một trong các nhóm ngành: công nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin, y tế, dịch vụ truyền thông, sản phẩm tiêu dùng, tài chính, bất động sản,...đáp ứng tiêu chuẩn phân loại nhóm ngành trên toàn cầu GISC. Ngành công nghệ thông tin là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong số đó.
Về tiêu chí năng lực tài chính, kết quả báo cáo tài chính của công ty phải được đánh giá tốt trong thời kỳ gần nhất có thể là quý gần nhất, hoặc 4 quý gần nhất.
Một số tiêu chí khác như cổ phiếu niêm yết, thời gian niêm yết,...
Danh sách 500 công ty này thường xuyên thay đổi, chỉ có một số công ty lớn luôn có mặt trong danh sách thành phần của chỉ số S&P 500, như: Facebook, Apple, Microsoft, Amazon, AT&T, Google, General Electric, Johnson & Johnson,...
=> Kết hợp giữa kinh nghiệm giao dịch hơn 10 năm được đúc kết cùng với nền tảng kiến thức về cả kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật của 2 giảng viên Lynch Phan và James Nguyễn: Đăng ký học đầu tư chứng khoán miễn phí - Let’s Investing
Ý nghĩa của S&P 500 là gì?
Ngoài ý nghĩa giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá tình hình chứng khoán tại Mỹ, chỉ số S&P 500 còn có các ý nghĩa khác như:
Chỉ số S&P 500 được cấu thành bởi 500 công ty khác nhau bao gồm cả các doanh nghiệp dẫn đầu mọi lĩnh vực của kinh tế Mỹ. Đó là những doanh nghiệp chiếm đến 70% tổng giá trị của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, do đó chỉ cần nắm được top 30 công ty trong chỉ số S&P là đã đại diện được cho toàn bộ thị trường này.
Ngoài kinh tế, chỉ số này còn có phản ứng với chính trị cụ thể là các sự kiện chính trị quan trọng. Khi có các điều chỉnh về chính sách kinh tế mà liên quan đến vấn đề lạm phát hay lãi suất thì giá trị của chỉ số cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sự thay đổi của các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn sẽ tác động nhiều hơn đến giá trị của chỉ số S&P.
Cách tính chỉ số S&P 500
Để tính chỉ số S&P 500 ta lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty thành phần để chia cho 1 ước số (Divisor). Standard & Poor’s đã phát triển ước số này theo dạng độc quyền đồng thời điều chỉnh nó mỗi khi có sự phân chia cổ phiếu hoặc cổ tức mà có thể tác động đến giá trị của chỉ số.
Chỉ số S&P 500 = Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty / Ước số
Phương pháp đo lường này có hệ quả tất yếu là các trọng số sẽ nghiêng về các công ty có giá trị vốn hóa lớn.
Cách tính trọng số các công ty
Để tính trọng số của công ty ta lấy vốn hóa thị trường của công ty đó chia cho tổng giá trị vốn hóa của các công ty trong chỉ số S&P 500.
Trọng số = Vốn hóa thị trường của công ty cần tính / Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty
Có nên đầu tư S&P 500?
Ưu điểm khi đầu tư quỹ chỉ số S&P 500 là gì? Có nên đầu tư chỉ số S&P 500?
Để cân nhắc có nên đầu tư chỉ số S&P hay không, mời các nhà đầu tư điểm qua những ưu điểm nổi trội của S&P 500 sau đây:
Là ủy quyền cho nền kinh tế Mỹ: Chỉ số S&P 500 có các doanh nghiệp thành phần thuộc vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nên chỉ số này được coi là một ủy quyền để giao dịch sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Sự biến động: Giá của S&P 500 có thể tăng giảm nhanh chóng để đáp ứng được các quyết định về lãi suất, phát hành kinh tế vĩ mô, trong đó có số liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Nhờ đó các nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận bằng cách đi dài nếu dự đoán chỉ số tăng, hoặc đi ngắn nếu dự đoán giá giảm.
Tính thanh khoản: S&P 500 thường có khối lượng giao dịch cao, bởi S&P 500 là một thị trường thanh khoản. Nhà đầu tư sẽ luôn có thể vào và thoát vị thế với mức giá mong muốn trên thị trường này.
Cách đầu tư chỉ số S&P 500
Cũng như các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả Việt Nam không thể trực tiếp đầu tư vào chỉ số này. Để các nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư chỉ số S&P 500 thì cần đầu tư gián tiếp qua các sản phẩm tài chính khác.
Việc mua toàn bộ cổ phiếu trong rổ để đầu tư S&P 500 có lẽ rất khó vì có đến 500 cổ phiếu đơn lẻ. Do đó các nhà đầu tư muốn đầu tư vào S&P 500 thường thông qua các sản phẩm mô phỏng lại rổ 500 cổ phiếu của S&P 500 có thể kể đến như các quỹ chỉ số, quỹ ETFs, các chứng khoán phái sinh có S&P 500 là tài sản cơ sở chính.
Ngoài ra, cách thứ hai để các nhà đầu tư mua S&P 500 đó là giao dịch Hợp đồng chênh lệch CFDs trên thị trường forex. Hình thức này có ưu điểm là kể cả khi thị trường tăng hay giảm, chỉ cần giá có sự biến động thì các nhà đầu tư đều có cơ hội tăng lợi nhuận. Đồng thời, thông qua giao dịch CFDs nhà đầu tư còn có cơ hội tối đa hóa lợi nhuận nhờ tỷ lệ đòn bẩy chỉ với số vốn nhỏ, nhưng rủi ro trên thị trường này cũng rất lớn. Ký hiệu của chỉ số S&P 500 trên thị trường forex có nhiều dạng là: S&P 500, US500, SP500, SPX,...
Không khó để nắm được quy trình đầu tư chỉ số S&P 500 trên thị trường forex, điều quan trọng hơn là nhà đầu tư phải nắm được kiến thức tài chính để có thể dự đoán những biến động của chỉ số này đồng thời lựa chọn được sàn forex uy tín để mở tài khoản giao dịch.
Các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500 là gì?
Dưới đây là các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500:
Chính sách của ngân hàng trung ương: Các chính sách tiền tệ theo quy định tại FED - Cục dự trữ Liên bang có ảnh hưởng đến chi phí vay do đó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản đầu tư của công ty cũng như chi tiêu của người tiêu dùng.
Hiệu quả kinh tế: Việc làm sẽ tăng cao trong thời điểm tăng trưởng của nền kinh tế, theo đó nhiều cổ phiếu sẽ tăng giá do chi tiêu tăng trên toàn bộ nền kinh tế.
Định giá tiền tệ: Khi đồng đô la Mỹ mạnh lên thì các công ty sẽ mua được hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn, ngược lại khi đồng đô la Mỹ yếu đi thì xảy ra tình trạng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu.
Giá cả hàng hóa: Các mặt hàng trên thị trường chính là khối xây dựng cơ bản của nền kinh tế thế giới, do đó giá cả hàng hóa cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của các sản phẩm chứng khoán như S&P 500.
Các yếu tố khác như: khủng hoảng tài chính, bầu cử, thiên và và các chính sách của Chính phủ.
Việc theo dõi chỉ số S&P 500 là rất cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Đây là một chỉ số phản ánh nền kinh tế của Mỹ - cường quốc lớn nhất thế giới, do đó việc nhìn nhận tốt về diễn biến của S&P 500 sẽ tạo ra cơ hội đầu tư tuyệt vời. Hãy tích lũy thêm kỹ năng phân tích bằng cách thực hành theo dõi và phân tích các chỉ số chứng khoán mỗi ngày. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm được chỉ số S&P 500 là gì cũng như các kiến thức cần thiết về chỉ số S&P. Chúc các nhà đầu tư sẽ có những giao dịch hiệu quả và thành công.
=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing - Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả bắt đầu từ 08/08/2022