Ngành gỗ đang đứng trước nhiều khó khăn từ đầu vào là nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển cho đến đầu ra là thị trường bất động sản trong nước và thế giới. Cùng xem và đánh giá tổng quan hơn về những khó khăn của nhóm ngành gỗ nửa cuối năm 2022 nhé.

Doanh nghiệp ngành gỗ đang phải đối mặt với chi phí tăng cao

Hiện nay nhu cầu sản xuất dăm gỗ và viên nén tăng, dẫn đến giá thu mua cao nên các chủ rừng có xu hướng chặt rừng non (rừng trồng khoảng 3-4 tuổi), điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ lâu năm cho chế biến các loại sản phẩm gỗ như nội thất

Bên cạnh đó, đầu tháng 3/2022, Nga đã cấm xuất khẩu một số hàng hóa trong đó có các sản phẩm lâm nghiệp để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau cuộc xung đột với Ukraine. Với 10% lượng gỗ tiêu thụ trước đây ở châu Âu là từ Nga, với lệnh cấm thì nhiều khả năng Châu Âu sẽ chuyển phần lớn sản xuất sang thị trường nội địa, giảm mạnh xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Mỹ và Châu Á. 

Do đó, giá gỗ nguyên liệu đã có sự tăng mạnh, điều này ảnh hưởng đến chi phí giá nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong nước khi các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do mới chỉ tự chủ được khoảng 70% nguồn nguyên liệu tại nội địa. 


=> Nâng tầm tư duy giao dịch, Xây dựng hệ thống giao dịch hiệu quả, Tối ưu lợi nhuận đầu tư. Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp với khóa học phân tích kỹ thuật TRADING MASTERY diễn ra vào 27 - 28/08. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery?source=web


Đầu ra của các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang chững lại 

Hiện tại, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ đang có dấu hiệu chững lại khi số lượng đơn hàng của các doanh nghiệp giảm trung bình 45,4%, một số doanh nghiệp còn không có đơn hàng. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp đã phản ánh mức giảm trung bình khoảng 44,6%, trong đó có những doanh nghiệp có số đơn hàng giảm từ 80-100%. Thị trường Anh, Nhật, Singapore,... cũng chứng kiến sự giảm mạnh.



Nguyên nhân chính cho sự sụt giảm các đơn hàng là các quốc gia này đang thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Đặc biệt ở Mỹ khi FED đã liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã khiến cho lãi vay mua nhà tăng cao, điều này trực tiếp tác động đến thị trường bất động sản và kéo theo là tồn kho gỗ tại thị trường này tăng cao. Do đó nhiều nhà nhập khẩu gỗ tại Mỹ đã hủy ngang đơn hàng đã đặt từ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa có sự hồi phục khi Chính phủ vẫn đang siết nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực này. Đầu ra ngành gỗ nội địa phụ thuộc rất nhiều vào thị trường bất động sản, do đó trong giai đoạn này đây cũng sẽ là một khó khăn lớn đối với toàn ngành, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường nội địa. 

Có thể thấy ngành gỗ đang gặp rủi ro từ đầu ra cho đến đầu vào. Mặc cho có 1 sự sụt giảm mạnh trong giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành gỗ trong giai đoạn thị trường giảm vừa qua tuy nhiên đây vẫn chưa phải thời điểm để giải ngân cho ngành này do hiện tại chưa xuất hiện những yếu tố tích cực nào để hỗ trợ cho sự tăng giá của nhóm ngành này. 


=> Tham khảo: Học phân tích kỹ thuật chứng khoán hiệu quả cùng khóa học Trading Mastery - Nâng tầm giao dịch