Cổ phiếu VCS trong ngành vật liệu xây dựng, cụ thể là đá thạch anh nhân tạo. Qua nhiều năm phát triển và trải qua nhiều sóng gió, VCS đang là nhà sản xuất đá thạch anh top 3 trên thế giới. Vậy mã cổ phiếu được kỳ vọng 1 thời này hiện đang có tiềm năng và rủi ro gì, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài phân tích về mã cổ phiếu này nhé
Tổng quan về VCS
CTCP Vicostone được thành lập từ năm 2002 với tên gọi là Nhà máy Đá Ốp lát cao cấp Vinaconex. VCS chính thức giao dịch trên HNX vào ngày 17/12/2007 hoạt động dưới hình thức CTCP. Năm 2018, VCS tăng vốn điều lệ lên 1,600 tỷ đồng và hiện tại VCS là top 3 nhà Sản xuất đá thạch anh cao cấp thế giới.
Thị trường chính của VCS là thị trường xuất khẩu, chiếm 95% tổng doanh thu năm 2021. Mỹ và Úc là 2 thị trường lớn nhất khi Mỹ chiếm đến 64% còn Úc chiếm 17% doanh thu của VCS.
=> Đăng ký Khóa học giao dịch thực chiến TRADING MASTERY - SINH TỒN trên mọi giai đoạn thị trường. Diễn ra từ 29/10 đến 30/10. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery?source=web
Cơ cấu cổ đông
CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh sở hữu 84.16% cổ phần của VCS, VCS lại sở hữu 100% cổ phần tại Công ty TNHH 1 thành viên đầu tư và chế biến khoáng sản Phenikaa Huế, công ty này thì đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim, cụ thể sản phẩm chính là đá thạch anh nhân tạo .
Ông Hồ Xuân Năng là chủ tịch của CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh , đồng thời cũng là chủ tịch của VCS, tuy nhiên thì do thông tin hạn chế nên tỷ trọng cổ phần của ông tại CTCP tập đoàn Phượng Hoàng xanh vẫn là 1 dấu hỏi.
Có thể thấy lượng cổ phần lớn đang tập trung tại CTCP tập đoàn phượng hoàng xanh cho thấy những rủi ro về thâu tóm là không có, tuy nhiên tính minh bạch sẽ là câu hỏi cần trả lời khi sự công bố thông tin đang khá hạn chế với 1 cơ cấu cổ đông quá cô đặc như hiện nay.
Tình hình tài chính của VCS
Cơ cấu tài sản của VCS chủ yếu nằm ở hàng tồn kho và khoản phải thu khi 2 khoản mục này chiếm đến 70-80% TTS của VCS và luôn duy trì qua các năm.
Khoản mục tiền cũng cần chú ý khi có xu hướng tăng từ 2019 cho đến nay mặc dù Q2/2022 đã có sự sụt giảm mạnh.
Nhìn chung cơ cấu tài sản của VCS khá chất lượng do các khoản phải thu của công ty chủ yếu là từ các công ty con cùng tập đoàn, do đó sẽ ít có rủi ro phải trích lập dự phòng khoản phải thu. Bên cạnh đó thì hàng tồn kho cũng chủ yếu là đá thạch anh thành phẩm và không có quá nhiều biến động về giá nên rủi ro về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là không quá nhiều.
Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ đã giảm liên tục qua các năm khi từ 33% giờ đã xuống còn 21%, đây cũng là nguyên nhân khiến lượng tiền mặt sụt giảm trong Q2/2022 vừa rồi trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đang bắt đầu chững lại.
Chất lượng nguồn vốn của VCS đang dần được cải thiện khi nợ vay giảm liên tục trong bối cảnh lãi suất đang tăng như hiện nay thì đây là điều rất tích cực.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu của VCS trong Q2/2022 đang bắt đầu có dấu hiệu chững lại và lợi nhuận sau thuế cũng cho thấy điều tương tự. Điều này khá là dễ hiểu khi thị trường chính của VCS là thị trường xuất khẩu, lạm phát đang tăng tại các quốc gia xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu sẽ làm giảm nhu cầu đối với đá thạch anh, điều này sẽ khiến cho kết quả kinh doanh của VCS bị giảm tốc.
Tương tự, biên lợi nhuận gộp cũng đang có xu hướng giảm do biến động tiêu cực từ giá nguyên vật liệu đầu vào tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì đây vẫn là mức cao do VCS sở hữu chuỗi giá trị dây chuyền sản xuất đá và tự chủ được 1 phần nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
Triển vọng kinh doanh của VCS
Hiện tại đá thạch anh nhân tạo đang có thị phần đứng thứ 2, chiếm 20% thị phần chỉ sau Laminates (29%). Về tốc độ tăng trưởng dự kiến trong giai đoạn 2020-2025 do Freedonia dự báo, đây là 1 tổ chức về nghiên cứu thị trường, cho rằng đá thạch anh có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong các vật liệu countertop, đạt khoảng 5.9% mỗi năm.
Hiện nay thì xu thế trên thế giới là đang dần chuyển từ Laminates, là vật liệu giống ván gỗ, sang các vật liệu khác cao cấp hơn và có độ bền cao sẽ tiếp tục giúp thị phần đá nhân tạo thạch anh tăng trưởng
Tại thị trường Úc
Hiện tại đá thạch anh đang chiếm tỷ trọng cao nhất tại thị trường Úc với 46% thị phần. Đứng sau là Laminates với 36% thị phần, còn lại chia đều cho các vật liệu khác với thị phần thấp. Vẫn theo dự báo của Freedonia, tốc độ tăng trưởng của đá thạch anh nhân tạo ở mức 4.1%, cao thứ 2 chỉ sau đá Marble, tuy nhiên đá Marble đang có thị phần rất thấp chỉ khoảng 1%. Hơn nữa Úc là quốc gia khá ưa chuộng sử dụng đá thạch anh nhân tạo và có xu hướng chuyển dịch sang sử dụng sản phẩm này trước cả thị trường Mỹ.
Rủi ro trong đầu tư
Nhu cầu sụt giảm do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt
Với lạm phát đang ở mức cao trên toàn cầu, đặc biệt là ở thị trường chính của VCS là Mỹ thì FED và ngân hàng trung ương tại nhiều quốc gia đang tăng lãi suất và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này khiến các khoản chi phí mua nhà tăng và sẽ khiến tiêu thụ bất động sản chậm lại. Triển vọng tiêu thụ của Vicostone sẽ gắn liền với chu kỳ ngành bất động sản, cụ thể là các hoạt động xây mới, sửa chữa nhà ở hay các công trình thương mại, dịch vụ. Triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng tiêu thụ của VCS trong thời gian tới.
Rủi ro VCS phải chịu thuế chống bán phá giá từ thị trường Mỹ
Đây là 1 rủi ro hiện hữu đối với VCS khi năm 2021 giá trị xuất khẩu đá thạch anh nhân tạo tăng rất mạnh, hơn 71% yoy, tuy nhiên xác suất xảy ra sẽ thấp do giá bán xuất khẩu hiện tại của Việt Nam vẫn còn cao hơn mức giá nhập khẩu đá thạch anh nhân tạo trung bình tại Mỹ nên rủi ro bị kiện hống ban
Định giá cổ phiếu VCS
Hiện tại định giá của VCS đang ở vùng giá rẻ khi P/E chỉ ở mức 7 lần. Đây là mức định giá thấp nhất trong 10 năm trở lại đây đối với một doanh nghiệp top 3 thế giới về đá thạch anh nhân tạo và sở hữu chuỗi giá trị từ đầu đến cuối trong việc sản xuất đá thạch anh nhân tạo. Tuy nhiên với những rủi ro đang ở trước mặt, mức P/E của VCS có thể vẫn chưa hấp dẫn bởi lợi nhuận các quý tới vẫn có thể giảm tiếp.
Mã cổ phiếu VCS tại giai đoạn này rất thích hợp đối với những nhà đầu tư dài hạn, tuy nhiên để có thể có 1 vị thế tốt hơn thì giai đoạn này chỉ nên giải ngân với 1 tỷ trọng nhỏ do hiện tại bối cảnh vĩ mô vẫn bất ổn và VCS vẫn sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ xu thế đó.
=> Xem thêm: Cổ phiếu C4G - Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công cuối 2022 | Tiềm năng và lợi thế cạnh tranh